- Tham gia
- 28/02/2015
- Bài viết
- 17,142
- Được Like
- 12,745
Tìm hiểu về một số phương thức của mảng trong Javascript
Để viết các ứng dụng với javascript thì việc vận dụng mảng là một điều hết sức cần thiết. Javascript cũng như các ngôn ngữ lập trình khác cũng có mảng và cách thức làm việc của mảng trong Javascript cũng tương tự, vấn đề cần quan tâm là các chức năng thao tác với mảng thì mỗi một ngôn ngữ lập trình đều viết sẵn một số hàm hoặc phương thức để thao tác, ý nghĩa của các hàm thì giống nhau chỉ khác ở cách khai báo và cách gọi tên hàm của từng ngôn ngữ.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương thức thường được dùng để thao tác với các phần tử mảng trong Javascript.
Trong PHP bạn có thể khai báo mảng bằng rất nhiều cách ngắn gọn trong đó có một cách rất đơn giản là sử dụng dấu ngoặc vuông "[]" khi nào cần sử dụng mảng mà không cần phải khai báo trước, trong dấu ngoặc vuông có thể bỏ trống và PHP sẽ tự gán key cho mảng đó. Trong Javascript thì bạn không thể khai báo theo cách ngắn gọn giống PHP như trên mà cần phải khai báo mảng trước, sau đó mới có thể sử dụng. Cú pháp khai báo mảng của Javascript là new array("phần tử","phần tử",..."").
Một điều nhấn mạnh rằng mảng trong Javascript là một đối tượng, sau đây sẽ là một số phương thức cần thiết để bạn thao tác với mảng:
Có một phương thức vô cùng mạnh mẽ khác trong javascript đó là phương thức splice(), nó có thể thay thế cho các phương thức như pop(), push(),shift(), unshift() ở trên:
Chúc các bạn thành công.
Để viết các ứng dụng với javascript thì việc vận dụng mảng là một điều hết sức cần thiết. Javascript cũng như các ngôn ngữ lập trình khác cũng có mảng và cách thức làm việc của mảng trong Javascript cũng tương tự, vấn đề cần quan tâm là các chức năng thao tác với mảng thì mỗi một ngôn ngữ lập trình đều viết sẵn một số hàm hoặc phương thức để thao tác, ý nghĩa của các hàm thì giống nhau chỉ khác ở cách khai báo và cách gọi tên hàm của từng ngôn ngữ.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương thức thường được dùng để thao tác với các phần tử mảng trong Javascript.
Trong PHP bạn có thể khai báo mảng bằng rất nhiều cách ngắn gọn trong đó có một cách rất đơn giản là sử dụng dấu ngoặc vuông "[]" khi nào cần sử dụng mảng mà không cần phải khai báo trước, trong dấu ngoặc vuông có thể bỏ trống và PHP sẽ tự gán key cho mảng đó. Trong Javascript thì bạn không thể khai báo theo cách ngắn gọn giống PHP như trên mà cần phải khai báo mảng trước, sau đó mới có thể sử dụng. Cú pháp khai báo mảng của Javascript là new array("phần tử","phần tử",..."").
Một điều nhấn mạnh rằng mảng trong Javascript là một đối tượng, sau đây sẽ là một số phương thức cần thiết để bạn thao tác với mảng:
- push("phần tử", "phần tử") -> Phương thức sẽ thêm phần tử vào cuối mảng
- unshift("phần tử", "phần tử") -> Phương thức sẽ thêm phần tử vào đầu mảng
- pop() -> Phương thức sẽ xóa phần tử cuối trong mảng
- shift() -> Phương thức sẽ xóa phần tử đầu trong mảng
- sort() -> Phương thức sẽ sắp các phần tử mảng theo giá trị tăng dần đồng thời gán lại key theo thứ tự tăng dần, chú ý phương thức chỉ có tác dụng với mảng có key liên tiếp bắt đầu từ 0
- concat() -> Phương thức kết hợp hai mảng thành một
- slice(ví trí bắt đầu, vị trí kết thúc) ->Phương thức tách ra một mảng con
- join() -> Phương thức tạo một chuỗi từ một mảng, đối số là chuỗi nối các giá trị của phần tử trong mảng
- reverse() -> Đảo ngược các vị trí phần tử trong mảng đồng thời sắp lại key
Có một phương thức vô cùng mạnh mẽ khác trong javascript đó là phương thức splice(), nó có thể thay thế cho các phương thức như pop(), push(),shift(), unshift() ở trên:
- splice(vị trí bắt đầu, số lượng) -> Phương thức sẽ xóa một số phần tử tại vị trí bất kỳ trong mảng
- splice(vị trí bắt đầu, số lượng, "phẩn tử mới", "phần tử mới",""...) -> Khi thêm đối số vào phương thức nó sẽ thay thế các phần tử mới vào các phần tử đã xóa.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: sothichweb.com
Bài viết liên quan
Bài viết mới