- Tham gia
- 28/02/2015
- Bài viết
- 16,956
- Được Like
- 12,726
Tổng kết serie CSS cơ bản
Với 25 bài trước trong serie CSS cơ bản, mình chắc chắn là bạn đã có một lượng kiến thức nhất định về CSS rồi phải không nè? Ít nhất là bạn đã hiểu được làm sao để chia cột website, làm thế nào mà phần tử này có thể đổi màu khi rê chuột vào, làm sao cái hộp này có thể chạy qua chạy lại mà không dùng Javascript,…Đó là các câu hỏi mà mình đã theo sát trong serie này nhằm giải đáp cho các bạn.
Có CSS căn bản rồi, tôi làm gì nữa?
Bây giờ bạn đã có các kiến thức CSS cơ bản đủ dùng rồi thì việc bạn cần làm nữa là hãy thực hành để nâng cao tay nghề, vì như mình đã nói ở đầu serie rằng CSS là một quá trình không ngừng nghỉ. Mình khuyến khích các bạn lên Google và gõ “CSS Tutorial“, hoặc “HTML Responsive tutorial“,…để xem các bài hướng dẫn khác mà mình chắc chắn là bạn sẽ có thể hiểu được họ hướng dẫn cái gì.
Bạn cần phải biết rằng một serie chỉ với 25 bài thế này thì sẽ chẳng có thể giúp bạn từ gà mà thành pro được mà nó chỉ là những nền tảng cần thiết nhất để bạn tự phát triển thêm.
Tôi nên học thêm gì?
Những gì bạn học trong serie này là rất thông dụng và tiếp xúc nhiều nên nếu muốn, hãy vào CSS Reference để xem giải thích các thuộc tính mà bạn còn thắc mắc hoặc đơn giản là biết thêm nhiều thuộc tính hay hơn nữa.
Và nếu có thời gian, mình khuyến khích bạn học thêm Javascript cơ bản và jQuery để biết cách áp dụng nó vào website để làm các hiệu ứng/sự kiện hay cho website mà có thể bạn đang rất muốn biết.
Một cái nữa mà bạn cũng nên biết là nên học sử dụng một số công cụ hỗ trợ bạn tối ưu quy trình làm việc với website, đặc biệt là Chrome DevTools (ấn phím F12) hoặc Firefox Developer Tools(ấn phím F12) vì đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn có thể dễ dàng phát hiện ra các lỗi giao diện trong website với thời gian sớm nhất, hoặc theo dõi tốc độ website, hay đơn giản là có thể xem trực tiếp các thay đổi CSS trên website. Ở serie này mình không đề cập tới DevTools nhiều vì nó khá dài nên mình sẽ có một serie riêng về công cụ này.
Hay nếu bạn muốn CSS của mình đẹp hơn, hãy học sử dụng SASS hoặc LESS để viết CSS nhanh chóng mà lại tối ưu, dễ quản lý nhé.
Lời kết
Mặc dù mình không dám nói rằng serie này sẽ giúp bạn được nhiều nhưng mình tự tin rằng nó cũng ít nhất giúp bạn có thêm một cái nhìn kỹ hơn, dễ hiểu hơn về CSS vốn nó rất cần thiết khi sửa giao diện website. Dù website bạn là ASP, PHP hay bất cứ thể loại gì đi nữa thì CSS vẫn rất quan trọng, CSS everywhere!
Chúc các bạn thành công.
Với 25 bài trước trong serie CSS cơ bản, mình chắc chắn là bạn đã có một lượng kiến thức nhất định về CSS rồi phải không nè? Ít nhất là bạn đã hiểu được làm sao để chia cột website, làm thế nào mà phần tử này có thể đổi màu khi rê chuột vào, làm sao cái hộp này có thể chạy qua chạy lại mà không dùng Javascript,…Đó là các câu hỏi mà mình đã theo sát trong serie này nhằm giải đáp cho các bạn.
Có CSS căn bản rồi, tôi làm gì nữa?
Bây giờ bạn đã có các kiến thức CSS cơ bản đủ dùng rồi thì việc bạn cần làm nữa là hãy thực hành để nâng cao tay nghề, vì như mình đã nói ở đầu serie rằng CSS là một quá trình không ngừng nghỉ. Mình khuyến khích các bạn lên Google và gõ “CSS Tutorial“, hoặc “HTML Responsive tutorial“,…để xem các bài hướng dẫn khác mà mình chắc chắn là bạn sẽ có thể hiểu được họ hướng dẫn cái gì.
Bạn cần phải biết rằng một serie chỉ với 25 bài thế này thì sẽ chẳng có thể giúp bạn từ gà mà thành pro được mà nó chỉ là những nền tảng cần thiết nhất để bạn tự phát triển thêm.
Tôi nên học thêm gì?
Những gì bạn học trong serie này là rất thông dụng và tiếp xúc nhiều nên nếu muốn, hãy vào CSS Reference để xem giải thích các thuộc tính mà bạn còn thắc mắc hoặc đơn giản là biết thêm nhiều thuộc tính hay hơn nữa.
Và nếu có thời gian, mình khuyến khích bạn học thêm Javascript cơ bản và jQuery để biết cách áp dụng nó vào website để làm các hiệu ứng/sự kiện hay cho website mà có thể bạn đang rất muốn biết.
Một cái nữa mà bạn cũng nên biết là nên học sử dụng một số công cụ hỗ trợ bạn tối ưu quy trình làm việc với website, đặc biệt là Chrome DevTools (ấn phím F12) hoặc Firefox Developer Tools(ấn phím F12) vì đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn có thể dễ dàng phát hiện ra các lỗi giao diện trong website với thời gian sớm nhất, hoặc theo dõi tốc độ website, hay đơn giản là có thể xem trực tiếp các thay đổi CSS trên website. Ở serie này mình không đề cập tới DevTools nhiều vì nó khá dài nên mình sẽ có một serie riêng về công cụ này.
Hay nếu bạn muốn CSS của mình đẹp hơn, hãy học sử dụng SASS hoặc LESS để viết CSS nhanh chóng mà lại tối ưu, dễ quản lý nhé.
Lời kết
Mặc dù mình không dám nói rằng serie này sẽ giúp bạn được nhiều nhưng mình tự tin rằng nó cũng ít nhất giúp bạn có thêm một cái nhìn kỹ hơn, dễ hiểu hơn về CSS vốn nó rất cần thiết khi sửa giao diện website. Dù website bạn là ASP, PHP hay bất cứ thể loại gì đi nữa thì CSS vẫn rất quan trọng, CSS everywhere!
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: thachpham.com
Bài viết liên quan
Bài viết mới