Hướng dẫn Tìm hiểu kỹ thuật Clear và Float

PVS

Super Moderator
Thành viên BQT
Tham gia
28/02/2015
Bài viết
16,735
Được Like
12,681
Tìm hiểu kỹ thuật Clear và Float

Clear và Float là kỹ thuật dùng rất nhiều trong thiết kế giao diện bằng CSS với hai tính năng cùng tên là Clear và Float. Float dùng để tách một thành phần bất kỳ khỏi cách hiển thị thông thường của nó để tạo chỗ cho những thành phần ở sau di chuyển lên và phủ đầy chỗ trống nếu có. Clear dùng để ngăn không cho thành phần ở dưới di chuyển lên trên để lấp vào chỗ trống.

Ví dụ bạn có 2 đoạn văn bản, bạn chỉ muốn đoạn văn thứ nhất bao quanh hình ảnh và đoạn văn thứ hai thì vẫn nằm ở dưới. Theo luật trên thì cữ có chỗ là đoạn văn thứ 2 cũng sẽ tràn lên để lấp chỗ trống. Nếu bạn không muốn điều này xảy ra bạn có thể sử dụng Clear để nó không tràn lên được.

1. Float
Float chủ yếu dùng để căn chỉnh hình ảnh sao cho chữ sẽ bao quanh hình ảnh. Nhưng nó cũng được áp dụng nhiều trong việc thiết kế giao diện sử dụng CSS. Ở ví dụ dưới đây sẽ bao gồm một hình logo và một đoạn văn bản. Mình sẽ cho hình được float: left và đoạn văn bản được giữ nguyên.
Mã:
img {float: left;}

Để tạo được hiệu ứng này bạn cần có một thẻ <img> và <p>
Mã:
<div id='bao_quanh'>
<img src="images/ball.png" alt="ball" />
   <h3>Box Model</h3>
  <p>Tạo thẻ div bao quanh là cách để bạn quản lý độ rộng thực
sự của box. cho dù khi tôi thêm giá trị padding bằng 5px vào
mỗi bên trái phải, nó cũng không làm tăng độ lớn. Mà ngược lại,
nó sẽ bị đầy lùi vào biên là 5px .</p>
</div><!--End #bao_quanh-->

clear-float.png

Tóm lại khi bạn cho tấm hình float: left bạn khiến nó bị dịch chuyển sang phía tận cùng bên trái (hoặc phải nếu float: right) so với thẻ mẹ của nó là div id=”bao_quanh”. Đoạn văn bản cũng sẽ di chuyển tương tự so với thẻ mẹ của nó, do đó tạo ra hiệu ứng bao quanh lấy hình ảnh. Cho nên nếu bây giờ bạn không muốn chữ bao quanh hình nữa mà muốn nó tạo ra 2 cột song song với nhau, bạn chỉ cần tăng giá trị margin-left cho đoạn văn thành 150px.
Mã:
p {margin-left: 150px;background: #faf3c7;}
img {float: left;}

clear-float-2.png

Khi bạn cho tấm hình float sang bên trái và đoạn văn bản có lề trái bằng với độ lớn của tấm hình, thì hiệu ứng bao xung quanh hình sẽ mất đi mà thay vào đó bạn được 2 cột song song với nhau. Đây là nguyên lý cơ bản nhất để tạo ra giao diện có nhiều cột sử dụng float. Miễn là mỗi thành phần khi được float đều có một giá trị độ rộng nhất định thì nó sẽ xếp song song với nhau và tạo ra cột (nếu diện tích đủ rộng). Nếu bạn làm như vậy với 3 thẻ <div> float: left và có độ rộng nhất định, bạn sẽ được 3 cột song song. Sau đó bạn có thể thêm các thành phần vào từng cột để tạo nên giao diện.

2. Clear
Luôn đi chung với Float là Clear. Clear thực chất chỉ là một tính năng chống không cho đoạn văn ở dưới tràn lên trên để lấp vào chỗ trống. Như đã nói ở trên, khi bạn dùng float bạn có thể tạo ra hiệu ứng chữ bao xung quanh hình. Nhưng đôi khi vì dư chỗ, cho nên đoạn văn ở dưới di chuyển lên trên và lấp vào chỗ trống. Tất nhiên đó không phải là điều bạn muốn, do vậy bạn cần sử dụng Clear để “dọn sạch” nó đi.

Ở ví dụ dưới đây mình có 2 đoạn văn và 2 tấm hình. Nếu bạn cho tất cả các thành phần đều float: left bạn sẽ thấy nó bị như hình dưới đây.

clear-float-3.png

Lý do là vì tất cả các thành phần đều được float: left do vậy hình và đoạn văn ở dưới nó sẽ cố phủ đầy chỗ trống mà tấm hình và đoạn văn thứ nhất để lại khi bị float: left. Và cũng chính vì lẽ đó mà tạo ra hiệu ứng ta không mong đợi. Có nhiều cách xử lý vấn đề này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể hơn trong video tutorial về Clear và Float. Còn bây giờ đây là cách phổ biến nhất và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất.

Để đạt được mục đích sao cho tấm hình và đoạn văn thứ 2 “ngoan ngoãn” chịu chui xuống dưới, chúng ta sẽ thêm một thẻ div trống vào dưới đoạn văn thứ nhất.
Mã:
<div id='bao_quanh'>
<img src="images/ball.png" alt="ball" />
   <h3>Clear và Float</h3>
  <p><!--Nội dung bị cắt ngắn --></p>
 
<div class="clear"></div><!-- Thẻ div trống với class="clear"-->
 
<img src="images/ball.png" alt="ball" />
   <p><!--Nội dung bị cắt ngắn --></p>
</div><!--End #bao_quanh-->

Sau đó ở trong CSS, bạn chỉ việc thêm đoạn code sau:
Mã:
.clear {clear: both;}

Với một thẻ <div> và một class dùng để clear, bây giờ thì nó sẽ xuất hiện như ý rồi

clear-float-4.png

Sở dĩ biện pháp này gây tranh cãi là vì chúng ta thêm một thành phần không phải là nội dung vào phần nội dung cốt để đạt được mục đích. Điều này đi ngược lại với nguyên lý của CSS là tách rời nội dung khỏi cách trình bày. Cho nên nếu bạn không muốn có một thẻ div trống trong code HTML của mình bạn cũng có thể làm theo cách dưới đây.

Sử dụng clearfix
Bạn copy đoạn code sau và cho vào stylesheet
Mã:
.clearfix:after {
    visibility: hidden;
    display: block;
    font-size: 0;
    content: " ";
    clear: both;
    height: 0;
    }
* html .clearfix             { zoom: 1; } /* IE6 */
*:first-child+html .clearfix { zoom: 1; } /* IE7 */

Bây giờ nếu bạn muốn clear nó thì bạn không phải tạo một thẻ div trống nữa mà chỉ việc khai báo class=”clearfix” vào thẻ mẹ chứa các thành phần float. Trong ví dụ ở trên bạn thêm vào phần sau
Mã:
<div id="bao_quanh" class="clearfix">

Với cách này bạn không cần phải thêm một thẻ div nữa mà vẫn hiện ngon lành. Cho đến bây giờ cách này cũng rất phổ biến vì nó hiển thị tốt trên mọi trình duyệt.

Cá nhân mình vẫn luôn sử dụng phương pháp này bởi vì nó đơn giản, gọn nhẹ và không cầu kỳ. Chỉ có một thẻ div trống thêm vào phần nội dung cũng chẳng chết ai >”<. Chắc có lẽ phải chờ đến khi CSS3 ra đời và có cách khắc phục tốt hơn và dễ dàng hơn.

Chúc các bạn thành công.


Nguồn: izwebz.com​
 

Hướng dẫn sử dụng

XenForo 1 XenForo 2
Translate by PVS

Dịch vụ XenForo của VNXF

Mr. Tuấn

Mobile/Zalo: 0988 488 096

Telegram: bluekpro

Email: [email protected]

Nhà Tài Trợ

Mút Xốp Không Gian
pallet Thịnh Phát
Top Bottom